Một đặc điểm khá nổi bật của bộ môn bóng đá đó là đối kháng và trang đua khá mạnh và quyết liệt. Do đó trong thi đấu để có thể đáp ứng và ứng phó với các tình huống bất ngờ trên san thì đồi hỏi các trẻ phải tìm hiểu cũng như là nắm vững được đường bay của bóng trong các tình huống như vậy.

 

Kỹ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể là một trong nhưng biện pháp vô cùng hữu hiệu giúp trẻ nắm chắc tất cả các tính năng cũng như giúp trẻ khống chế bóng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó luyện tập tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể sẽ giúp trẻ tăng cường cũng sự sự phối hợp ưng ý và nhịp nhàng hơn của các bộ phận trên cơ thể, tăng cường độ linh hoạt của khớp gối, cổ chân, hông, hoàn thiện các kỹ năng di chuyển đồng thời giúp  trẻ phát triển một số kỹ năng như phản xạ và ứng biến nhanh chóng trong thi đấu. Nếu như trẻ có thể thuần thục được kỹ năng tâng bóng sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho các kỹ thuật sút bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, đỡ bóng và cướp bóng từ đối phương. 

 

Kỹ thuật tâng bóng hiệu quả dành cho trẻ
Kỹ thuật tâng bóng hiệu quả dành cho trẻ ( Nguồn ảnh: Internet)

Do đó, kỹ thuật tâng bóng là một trong những kỹ thuật mà bất cứ cầu thủ nào, dù ở lứa tuổi nào cũng phải luyện tập thường xuyên, đặt biệt là đối với lứa tuổi trẻ em thì kỹ thuật này càn phải được chú trọng nhiều hơn.

 

>> Xem thêm: Video dạy bóng đá - kỹ thuật đá bóng cơ bản nhất

 

I. Các kỹ thuật tâng bóng dành cho trẻ.

 

1. Kỹ thuật tâng bóng bằng mu bàn chân chính diện

 

- Chân trụ hơi khuỵu và chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trụ.

 

- Khi bóng rơi xuống khoảng ngang đầu gối thì khớp gối và cổ chân thả lỏng ra.

 

- Vung nhẹ nhàng cẳng chân lên trên.

 

- Mũi bàn chân hơi cong lên phía trước.

 

- Dùng mu bàn chân chính diện đá nhẹ vào phần dưới của quả bóng để tâng bóng lên trên.

 

- Khi tâng bóng không nên tâng bóng lên quá cao và bóng phải hơi xoáy xuống phía dưới

 

Kỹ thuật tâng bóng bằng mu bàn chân chính diện
Kỹ thuật tâng bóng bằng mu bàn chân chính diện ( Nguồn ảnh: Internet)

2. Kỹ thuật tâng bóng bằng má ngoài

 

- Chân trụ hơi khuỵu gối đồng thời ngã người về phía chân trụ và chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ.

 

- Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối thì chân tâng bóng nâng đầu gối lên và lắc má ngoài bàn chân lên phía trên rồi đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.

 

Kỹ thuật tâng bóng bằng má ngoài
Kỹ thuật tâng bóng bằng má ngoài ( Nguồn ảnh: Internet)

3. Kỹ thuật tâng bóng bằng má trong

 

- Chân trụ hơi khuỵu gối và chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ.

 

- Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối thì chân tâng bóng nhấc gối đồng thời lắc má trong lòng bàn chân lên phía trên rồi dùng má trong lòng bàn chân đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên.

 

Kỹ thuật tâng bóng bằng má trong
Kỹ thuật tâng bóng bằng má trong ( Nguồn ảnh: Internet)

4. Kỹ thuật tâng bóng bằng đầu

 

- Đứng chân trước chân sau, khớp gối hơi khuỵu và trọng tâm cơ thể rơi vào giữa hai chân đồng thời hai tay mở tự nhiên, đầu ngửa ra sau, phần trước trán hướng thẳng lên trên.

 

- Khi bóng rơi xuống gần trán hai chân đồng thời nhẹ nhàng giậm đất đẩy người lên phía trên rồi dùng chính diện trán đánh nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên

 

Kỹ thuật tâng bóng bằng đầu
Kỹ thuật tâng bóng bằng đầu ( Nguồn ảnh: Internet)

>> Xem thêm: Chương trình dạy bóng đá lứa tuổi 5 đến 8

 

5. Kỹ thuật tâng bóng bằng đùi

 

- Chân trụ hơi khuỵu gối, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ giống như các kỹ thuật tâng bóng phía trên, đồng thời hai cánh tay để mở tự nhiên.

 

- Khi bóng rơi xuống ngang hông thì đùi của chân tâng bóng nâng lên phía trên và ngang hông, dùng đùi đá vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên 

 

Kỹ thuật tâng bóng bằng đùi
Kỹ thuật tâng bóng bằng đùi ( Nguồn ảnh: Internet)

II. Phương pháp luyện tập tâng bóng đạt hiệu quả dành cho trẻ.

 

- Luyện tập hai chân tâng bóng trong một túi lưới: Một tây cằm túi lưới, lần lượt thực hiên tâng bóng bằng mu bàn chân, má trong , má ngoài và đùi.

 

- Đứng tại chỗ trên mặt đất và thực hiện các kỹ thuật tranh bóng đồng thowuf hai chân tự thay đổi với nhau và tiến hành tâng bóng.

 

- Khi tâng bóng nên tiến hàng tâng xen kẽ giũa các bộ phận trên cơ thể như mu bàn chân, má trong, má ngoài, đùi và đầu, đồng thời xen kẽ giữa bóng thấp và bóng cao, hay tâng bóng thấp liên tục không qua đầu gối.

 

- Phối hợp tâng bóng với các bước di chuyển qua lại, chạy dọc, chạy ngang, chạy đường zizac, đường gấp khúc.

 

Bài viết trên trung tâm đào tạo bóng đá Dương Minh đã giới thiệu cho các trẻ về các kỹ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể cũng như là các tập luyện nó như thể nào cho hiệu quả, hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho trẻ.

Tham khảo thêm: Lớp dạy bóng đá trẻ em tại TpHCM  - Trung tâm Bóng Đá Dương Minh Sài Gòn